Tiết kiệm 10.000 VNĐ cho mọi đơn hàng thanh toán qua VNPAY

Toa thuốc
GIỎ HÀNGGiỏ hàng0

Dexamethasone Mekophar 0,5mg

GIÁ: Liên hệ lấy giá

Dexamethasone là thuốc thuộc nhóm thuốc corticosteroid. Thuốc Dexamethasone Mekophar 0,5mg là thuốc điều trị viêm khớp, chống dị ứng. Thuốc Dexamethasone Mekophar 0,5mg là được đóng gói thành hộp 10 vỉ x 20 viên với dạng bào chế viên nén.

Xuất xứ: Việt Nam.

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần hóa – dược Mekophar, Việt Nam.

Chọn số lượng:
CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG
  • Tích điểm đến 2%, tiết kiệm cho đơn hàng sau

    Tích điểm đến 2%, tiết kiệm cho đơn hàng sau

  • Giao hàng toàn quốc, hỗ trợ phí ship

    Giao hàng toàn quốc, hỗ trợ phí ship

  • Đổi trả hàng giữ nguyên giá trong 07 ngày

    Đổi trả hàng giữ nguyên giá trong 07 ngày

NHÀ THUỐC CAM KẾT
  • Dược sĩ dày dạn kinh nghiệm

    Dược sĩ dày dạn kinh nghiệm

  • Cam kết chính hãng

    Cam kết chính hãng

  • Hệ thống nhà thuốc uy tín hơn 16 năm

    Hệ thống nhà thuốc uy tín hơn 16 năm

CHI TIẾT SẢN PHẨM

Thành phần của Thuốc Dexamethasone 0.5mg

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Dexamethasone

0.5 mg

Công dụng của Thuốc Dexamethasone 0.5mg

Chỉ định

Dexamethasone chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

Kháng viêm, liệu pháp không đặc hiệu bằng steroid, khi cần điều trị tích cực, như điều trị trạng thái hen, bệnh dị ứng nặng, phản ứng sau truyền máu, viêm thanh quản rít.

Dùng phối hợp với các cách điều trị khác trong phù não, trong sốc do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Phòng ngừa bằng steroid trong phẫu thuật khi dự trữ glucocorticoid được coi là không đủ, trừ suy vỏ tuyến thượng thận tiên phát (bệnh Addison).

Dùng dexamethason để chuẩn đoán và thử nghiệm hội chứng Cushing, phân biệt bệnh Cushing (tăng sản tuyến thượng thận do khuyết tật từ tuyến yên) và những dạng khác của hội chứng Cushing (do bài tiết lạc vị ACTH từ những khối u không phụ thuộc tuyến yên hoặc do bài tiết cortisol từ những khối u tuyến thượng thận).

Dexamethason cũng được áp dụng nhiều để ngăn ngừa buồn nôn và nôn do hóa trị liệu ung thư gây ra.

Dược lực học

Dexamethason là fluomethylprednisolon, glucocorticoid tổng hợp. Các glucocorticoid tác dụng bằng cách gắn kết vào thụ thể ở tế bào, chuyển vị vào nhân tế bào và ở đó tác động đến một số gen được dịch mã. Các glucocorticoid cũng còn có một số tác dụng trực tiếp, có thể không qua trung gian gắn kết vào thụ thể.

Dexamethason có các tác dụng kháng viêm, kháng dị ứng và ức chế miễn dịch. Về hoạt lực kháng viêm, dexamethason mạnh hơn hydrocortison 30 lần, mạnh hơn prednisolon 7 lần.

Dược động học

Dexamethason được hấp thu tốt qua hệ tiêu hóa, phân bố nhanh chóng đến các mô trong cơ thể.

Dexamethason qua nhau thai và một lượng nhỏ qua sữa.

Khi uống, thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương là 1 – 2 giờ. Thuốc liên kết với protein huyết tương (tới 77%) và chủ yếu là albumin. Thuốc được hấp thu cao ở gan, thận và các tuyến thượng thận.

Chuyển hóa ở gan chậm, thải trừ chủ yếu qua nước tiểu (65% liều bài tiết qua nước tiểu trong vòng 24 giờ), hầu hết ở dạng steroid không liên hợp. Nửa đời huyết tương của thuốc là 3,5 – 4,5 giờ, thời gian bán thải là 36 – 54 giờ.

Liều dùng Thuốc Dexamethasone 0.5mg

Cách dùng

Dexamethasone dùng đường uống. Uống vào các bữa ăn.

Liều dùng

Liều dùng cần thay đổi tùy theo từng người bệnh, mức độ viêm, diện viêm rộng hẹp, vị trí viêm và đáp ứng của người bệnh. Để giảm thiểu tác dụng phụ, nên dùng liều nhỏ nhất có hiệu quả điều trị.

Liều ban đầu người lớn: 0,75 – 9 mg/ngày tùy theo bệnh và thường chia làm 2 – 4 lần. Bệnh ít trầm trọng có thể dùng liều thấp hơn 0,75 mg/ngày, còn bệnh trầm trọng có thể cần liều cao hơn 9 mg/ngày.

Trẻ em: Uống 0,02 – 0,3 mg/kg/ngày, hoặc 0,6 – 10 mg/mở/ngày chia làm 3 – 4 lần.

Không được ngưng thuốc đột ngột mà phải giảm liều dần.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Chưa có thuốc giải độc chuyên biệt khi bị quá liều dexamethason. Dùng các biện pháp hỗ trợ và điều trị triệu chứng.

Sốc phản vệ hoặc phản ứng quá mẫn có thể được điều trị bằng epinephrin, hô hấp nhân tạo và aminophyllin.

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ

Các tác dụng không mong muốn (ADR) khi dùng Dexamethasone  mà bạn có thể gặp:

Thường gặp:

  • Rối loạn điện giải: Hạ kali huyết, giữ natri và nước gây tăng huyết áp và phù nề.
  • Nội tiết và chuyển hóa: Hội chứng dạng Cushing, giảm tiết ACTH, teo tuyến thượng thận, giảm dung nạp glucid, rối loạn kinh nguyệt.
  • Cơ xương: Teo cơ hồi phục, loãng xương, gãy xương bệnh lý, nứt đốt sống, hoại tử xương vô khuẩn.
  • Tiêu hóa: Loét dạ dày tá tràng, loét chảy máu, loét thủng, viêm tụy cấp.
  • Da: Teo da, ban đỏ, bầm máu, rậm lông.
  • Thần kinh: Mất ngủ, sảng khoái.

Ít gặp:

  • Quá mẫn, đôi khi gây choáng phản vệ, tăng bạch cầu, huyết khối tắc mạch, tăng cân, ngon miệng, buồn nôn, khó ở, nấc, áp xe vô khuẩn.
  • Triệu chứng và các dấu hiệu ngừng thuốc: Giảm quá nhanh liều thuốc sau khi điều trị kéo dài có thể dẫn tới suy thượng thận cấp, hạ huyết áp và chết. Ngừng thuốc đôi khi giống như tái phát bệnh.

Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Dexamethasone chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với dexamethason và bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Nhiễm nấm toàn thân, sốt rét thể não, nhiễm virus tại chỗ hoặc nhiễm khuẩn lao, lậu chưa kiểm soát được bằng thuốc kháng khuẩn và khớp bị hủy hoại nặng, trong nhãn khoa do nhiễm virus (Herpes simplex mắt thể hoạt động), nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn lao ở mắt.

Thận trọng khi sử dụng

Ở người bệnh nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn, phải đặc biệt chú ý và điều trị bằng các thuốc kháng khuẩn đặc hiệu là cần thiết trước tiên, do tác dụng ức chế miễn dịch nên dexamethason có thể gây nên những cơn kịch phát và lan rộng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, người viêm màng não nhiễm khuẩn cần phải dùng dexamethason trước khi dùng các thuốc kháng khuẩn đặc hiệu để đề phòng viêm não do phản ứng với các mảnh xác vi khuẩn đã bị thuốc kháng khuẩn hủy diệt.

Ở người loãng xương hoặc mới phẫu thuật ruột, loạn tâm thần, loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, suy thận, lao thì cần phải theo dõi chặt chẽ và điều trị tích cực các bệnh đó nếu cần phải dùng dexamethason.

Những bệnh nhân không dung nạp galactose do di truyền, thiếu men lapp lactase hay kém hấp thu glucose - galactose không nên dùng thuốc này.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Người thường xuyên lái xe hay vận hành máy móc có nên dùng thuốc?

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người lái xe và vận hành máy móc.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai có nên dùng thuốc?

Tuân theo chỉ định từ bác sĩ. Chỉ nên dùng thuốc khi lợi ích vượt trội nguy cơ có thể xảy ra. Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Phụ nữ cho con bú có nên dùng thuốc?

Không cho con bú khi đang sử dụng thuốc. Tuân theo chỉ định từ bác sĩ.

Tương tác thuốc

Tránh dùng đồng thời dexamethason với các thuốc sau đây: everolimus, natalizumab, nilotinib, nisoldipin, ranolazin, tolvantan, vắc xin (sống).

Tăng tác dụng độc tính: dexamethason có thể làm tăng tác dụng của amphotericin B, các chất ức chế acetylcholinesterase, cyclosporin, lenalidomid, thuốc lợi tiểu quai, natalizumab, thalidomid, thuốc chống viêm không steroid (chất ức chế COX-2), thuốc chống viêm không steroid (không chọn lọc), thuốc lợi tiểu thiazid, vắc xin (sống), warfarin.

Tác dụng của dexamethason có thể tăng bởi: aprepitant; asparaginase; các chất ức chế chẹn kênh calci (không dihydropyridin); các chất chống nấm (các dẫn xuất azol, tác dụng toàn thân); các chất ức chế CYP3A4 (vừa); các chất ức chế CYP3A4 (mạnh); các dẫn xuất estrogen; các chất phong bế thần kinh cơ (không khử cực); các chất ức chế P-glycoprotein; các kháng sinh quinolon, dasatinib; salicylat; trastuzumab.

Dexamethason có thể làm giảm tác dụng của các chất nền CYP3A4, các chất nền P-glycoprotein; các tác nhân chống đái tháo đường, calcitriol; caspofungin; corticorelin; dabigatran etexilat; everolimus; isoniazid; maravirọc; nilotinib; nisoldipin; ranolazin; các salicylat; sorafenib; tolvantan; vắc xin (bất hoạt).

Tác dụng của dexamethason có thể giảm bởi: aminoglutethimid; barbiturat; các chất thu giữ acid mật, các chất cảm ứng CYP3A4 (mạnh) ; các chất gây cảm ứng P-glycoprotein; các chất kháng acid; các dẫn xuất rifamycin, deferasirox; primidon.

Dùng liệu pháp corticosteroid tác dụng toàn thân có thể cần chế độ ăn uống tăng lượng kali, vitamin A, vitamin B6, C, D, folat, calci, kẽm và phospho và giảm natri.

Các barbiturat, phenytoin, rifampicin, rifabutin, carbamazepin, ephedrin, aminoglutethimid có thể làm tăng thanh thải corticosteroid nên làm giảm tác dụng điều trị của thuốc.

Corticoid đối kháng tác dụng của các tác nhân gây hạ đường huyết (kể cả insulin), thuốc hạ huyết áp và thuốc lợi tiểu. Corticosteroid làm tăng tác dụng hạ kali huyết của acetazolamid, các thiazid lợi tiểu quai, carbenoxolon.

Hiệu lực của các dẫn chất cumarin chống đông máu có thể tăng khi dùng đồng thời với corticoid, nên cần kiểm tra chặt chẽ thời gian prothrombin để tránh chảy máu tự phát.

Sự thanh thải salicylat tăng khi dùng đồng thời với corticoid, vì vậy khi ngừng corticoid dễ bị ngộ độc salicylat.

Các thuốc lợi tiểu làm giảm kali huyết (ví dụ: Thiazid, furosemid) và amphotericin B có thể làm tăng tác dụng giảm kali huyết của glucorticoid.

Để tránh tương tác giữa các thuốc, thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ về những thuốc đang sử dụng.

Bảo quản

Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.

Bình Luận