Tiết kiệm 10.000 VNĐ cho mọi đơn hàng thanh toán qua VNPAY

GIỎ HÀNGGiỏ hàng0

Thuốc Carvesyl 6.25mg điều trị cao huyết áp (Hộp 3 vỉ x 10 viên)

GIÁ: Liên hệ lấy giá

Carvesyl 6.25 là thuốc kê đơn thuộc nhóm ETC  được chỉ định điều trị cao huyết áp nguyên phát, trị cơn đau thắt ngực ổn định mạn tính, hỗ trợ điều trị suy tim mạn tính từ vừa đến nặng

Chọn số lượng:
CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG
  • Tích điểm đến 2%, tiết kiệm cho đơn hàng sau

    Tích điểm đến 2%, tiết kiệm cho đơn hàng sau

  • Giao hàng toàn quốc, hỗ trợ phí ship

    Giao hàng toàn quốc, hỗ trợ phí ship

  • Đổi trả hàng giữ nguyên giá trong 07 ngày

    Đổi trả hàng giữ nguyên giá trong 07 ngày

NHÀ THUỐC CAM KẾT
  • Dược sĩ dày dạn kinh nghiệm

    Dược sĩ dày dạn kinh nghiệm

  • Cam kết chính hãng

    Cam kết chính hãng

  • Hệ thống nhà thuốc uy tín hơn 16 năm

    Hệ thống nhà thuốc uy tín hơn 16 năm

CHI TIẾT SẢN PHẨM

Thành phần của Thuốc Carvesyl 6.25mg

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Carvedilol

6,25mg

Công dụng của Thuốc Carvesyl 6.25mg

Chỉ định

Điều trị cao huyết áp nguyên phát. 

Điều trị cơn đau thắt ngực ổn định mạn tính. 

Hỗ trợ điều trị suy tim mạn tính từ vừa đến nặng.

Dược lực học

Carvedilol là một hỗn hợp racemic có tác dụng chẹn không chọn lọc thụ thể beta-adrenergic nhưng có tác dụng chẹn chọn lọc alpha-adrenergic.

Carvedilol có hai cơ chế tác dụng chính chống tăng huyết áp là làm giãn mạch, chủ yếu do chẹn chọn lọc thụ thể alpha, do đó làm giảm sức cản mạch máu ngoại biên và tác dụng chẹn không chọn lọc thụ thể beta. Tác dụng giãn mạch và chẹn thụ thể beta xảy ra trong cùng mức độ liều lượng.

Dược động học

Hấp thu: 

Carvedilol được hấp thu nhanh sau khi uống. Ở người khỏe mạnh, nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được sau khi uống khoảng 1 giờ. Sinh khả dụng tuyệt đối của carvedilol ở người khoảng 25%. Có mối tương quan gần giữa liều lượng và nồng độ carvedilol trong huyết tương. Thức ăn không ảnh hưởng đến sinh khả dụng hoặc nồng độ tối đa trong huyết tương, mặc dù thời gian cần thiết để đạt được nồng độ tối đa trong huyết tương kéo dài. 

Phân bố: 

Carvedilol rất ưa mỡ. Khả năng gắn kết với protein huyết tương khoảng 98% đến 99%. Thể tích phân bố khoảng 2 L/ kg và tăng ở bệnh nhân xơ gan.

Chuyển hóa: 

Carvedilol bị chuyển hóa mạnh tạo các chất chuyển hóa được bài tiết chủ yếu qua mật. Chuyển hóa qua gan lần đầu là khoảng 60-75%. Carvedilol được chuyển hóa mạnh ở gan chủ yếu là phản ứng glucuronid hóa. Sự khử metyl và hydro hóa vòng phenol tạo 3 chất chuyển hóa có hoạt tính có tác dụng chẹn thụ thể beta. 

Thải trừ: 

Nửa đời thải trừ của carvedilol khoảng 6 giờ. Độ thanh thải trong huyết tương khoảng 500-700 ml/ phút. Thải trừ chủ yếu qua mật và bài tiết qua phân. Một phần nhỏ thải trừ qua thận dưới dạng các chất chuyển hóa khác nhau.

Liều dùng Thuốc Carvesyl 6.25mg

Cách dùng

Dùng đường uống, uống thuốc với nước. Ở bệnh nhân suy tim được khuyến cáo dùng carvedilol lúc ăn để sự hấp thu chậm hơn và giảm nguy cơ hạ huyết áp thế đứng.

Liều dùng

Tăng huyết áp nguyên phát 

Carvedilol có thể được sử dụng đơn trị hoặc kết hợp với các thuốc hạ huyết áp khác, đặc biệt là thuốc lợi tiểu thiazid. 

Liều tối đa khuyến cáo 25mg x 1 lần, và 50 mg/ ngày. 

Người trưởng thành:

Khởi đầu 12,5 mg/ lần/ ngày trong hai ngày đầu.

Sau đó, 25 mg x 1 lần/ ngày hoặc khởi đầu 6,25mg x 2 lần/ ngày trong 1-2 tuần, sau đó 12,5 mg x 2 lần/ ngày. Nếu cần, tăng thêm liều từ từ, cách nhau ít nhất hai tuần. 

Người cao tuổi:

Khởi đầu 12,5 mg x 1 lần/ ngày. Tuy nhiên, nếu không đáp ứng, có thể tăng liều từ từ cách nhau ít nhất hai tuần. 

Cơn đau thắt ngực ổn định mạn tính

Khuyến cáo dùng thuốc 2 lần/ ngày. 

Người lớn:

Khởi đầu 12,5 mg x 2 lần/ ngày trong hai ngày.

Sau đó, tăng tới 25 mg x 2 lần/ ngày. Nếu cần, tăng thêm liều cách nhau ít nhất hai tuần.

Liều tối đa 50 mg x 2 lần/ ngày. 

Người cao tuổi:

Khởi đầu 12,5 mg x 2 lần/ ngày trong hai ngày đầu.

Sau đó, tăng liều tối đa 25 mg x 2 lần/ ngày. 

Suy tim: 

Khởi đầu 3,125mg x 2 lần/ ngày trong 2 tuần. Nếu liều này được dung nạp, liều có thể tăng lên từ từ với 6,25 mg x 2 lần/ ngày cách nhau ít nhất hai tuần.

Liều có thể tăng thêm từ từ trong khoảng thời gian hai tuần hoặc ít hơn. Liều được tăng lên đến liều tối đa dung nạp được. 

Liều tối đa được khuyến cáo 25 mg x 2 lần/ ngày cho những bệnh nhân có cân nặng dưới 85 kg hoặc suy tim nặng, và 50 mg x 2 lần/ ngày cho những bệnh nhân có cân nặng trên 85 kg, với điều kiện suy tim không nghiêm trọng.

Suy thận:

Không cần chỉnh liều ở người suy thận.

Rối loạn chức năng gan vừa

Yêu cầu chỉnh liều:

Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi:

Không khuyến cáo sử dụng.

Người cao tuổi:

Bệnh nhân cao tuổi thường nhạy cảm hơn với thuốc, nên cần theo dõi cẩn thận. Đặc biệt bệnh nhân có bệnh mạch vành nên được giảm liều từ từ.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Trong trường hợp quá liều, có thể bị tụt huyết áp, chậm nhịp tim, suy tim, sốc tim và tim ngừng đập. Cũng có thể có vấn đề về đường hô hấp, co thắt phế quản, nôn mửa, lú lẫn và động kinh toàn thể. 

Điều trị: Ngoài điều trị hỗ trợ nói chung, cần theo dõi và kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn, ở điều kiện chăm sóc đặc biệt nếu cần thiết.

Atropin có thể được dùng cho nhịp tim chậm quá mức, hỗ trợ chức năng tâm thất bằng tiêm tĩnh mạch glucagon, thuốc cường giao cảm (dobutamin, noprenaline). Nên cân nhắc dùng phosphodiesterase để tăng sự co bóp cơ tim. Nếu nhịp chậm không đáp ứng thuốc thì dùng máy tạo nhịp.

Nếu co thắt phế quản, cần tiêm tĩnh mạch hoặc khí dung thuốc cường giao cảm, hoặc aminophyllin tiêm chậm hoặc truyền tĩnh mạch. Trong trường hợp co giật, tiêm tĩnh mạch chậm diazepam hoặc clonazepam được khuyến cáo. 

Carvedilol gắn kết protein cao. Vì vậy, không thể được loại bỏ bằng cách lọc máu. 

Trong trường hợp quá liều nặng với các triệu chứng của sốc, điều trị hỗ trợ phải được tiếp tục trong một khoảng thời gian dài, cho đến khi tình trạng bệnh nhân ổn định.

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Thường gặp, ADR >1/100

  • Toàn thân: Nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, khó thở.

  • Tuần hoàn: Chóng mặt, hạ huyết áp tư thế.

  • Tiêu hóa: Buồn nôn.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Toàn thân: Nhịp chậm.

  • Tiêu hóa: Tiêu chảy, đau bụng.

Hiếm gặp ADR < 1000

  • Máu: Tăng tiểu cầu, giảm bạch cầu.

  • Tuần hoàn: Kém điều hòa tuần hoàn ngoại biên, ngất.

  • Thần kinh trung ương: Trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, dị cảm.

  • Tiêu hóa: Nôn, táo bón.

  • Da: Mày đay, ngứa, vảy nến.

  • Gan: Tăng transaminase gan.

  • Mắt: Giảm tiết nước mắt, kích ứng.

  • Hô hấp: Ngạt mũi.

Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Chống chỉ định

Thuốc Carvesyl chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. 

  • Suy tim NYHA độ IV.

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

  • Rối loạn chức năng gan. 

  • Hen phế quản. 

  • Block nhĩ thất, độ II hoặc III. 

  • Nhịp tim chậm mức độ nặng (< 50 bpm).

  • Hội chứng nút xoang bệnh lý (block xoang nhĩ). 

  • Sốc tim. 

  • Tụt huyết áp (huyết áp tâm thu dưới 85 mmHg). 

  • Đau thắt ngực kiểu Prinzmetal. 

  • U tế bào ưa crom chưa được điều trị. 

  • Nhiễm toan chuyển hóa. 

  • Rối loạn tuần hoàn động mạch ngoại vi nặng. 

  • Điều trị đồng thời với verapamil hoặc diltiazem.

Thận trọng khi sử dụng

Người bệnh suy tim sung huyết điều trị với digitalin, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin vì dẫn truyền nhĩ thất có thể bị chậm lại.

Người bệnh có đái tháo đường không hoặc khó kiểm soát, vì thuốc chẹn thụ thể beta có thể che lấp triệu chứng giảm glucose huyết. 

Ngừng điều trị khi thấy xuất hiện dấu hiệu thương tổn gan. 

Người có bệnh mạch máu ngoại biên, người bệnh gây mê, người có tăng năng tuyến giáp. 

Người bệnh không dung nạp các thuốc chống cao huyết áp khác, có thể dùng thận trọng liều rất nhỏ carvedilol cho người có bệnh co thắt phế quản. 

Tránh ngừng thuốc đột ngột, phải ngừng thuốc trong thời gian 1 - 2 tuần. 

Dùng carvedilol đồng thời với thuốc mê phải cân nhắc nguy cơ loạn nhịp tim. 

Phải cân nhắc nguy cơ nếu kết hợp carvedilol với thuốc chống loạn nhịp tim nhóm I. 

Chưa xác định được tính an toàn và hiệu lực của carvedilol ở trẻ em.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Carvedilol không ảnh hưởng lên khả năng lái xe hay vận hành máy móc. Tuy nhiên các tác dụng không mong muốn: Nhức đầu, chóng mặt, hạ huyết áp có thể ảnh hưởng.

Thời kỳ mang thai 

Carvedilol đã gây tác hại lâm sàng trên thai. Chỉ dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai nếu lợi ích mong đợi lớn hơn nguy cơ có thể xảy ra. Không dùng trong ba tháng cuối của thời kỳ mang thai hoặc gần lúc sinh. 

Tác dụng không mong muốn với thai như nhịp tim chậm, giảm huyết áp, ức chế hô hấp, giảm glucose - máu và giảm thân nhiệt ở trẻ sơ sinh có thể do mang thai đã dùng carvedilol. 

Thời kỳ cho con bú

Carvedilol có thể bài tiết vào sữa mẹ. Không có nguy cơ tác dụng không mong muốn ở trẻ bú mẹ. 

Tương tác thuốc

Thuốc chống loạn nhịp

Dùng đồng thời với diltiazem, verapamil và/hoặc amiodadron gây loạn dẫn truyền.

Dùng đồng thời với reserpin, guanethidin, methyldopa, guafacin và thuốc ức chế MAO (trừ thuốc ức chế MAO-B) có thể làm tăng tác dụng giảm nhịp tim.

Dihydropyridin

Đã có báo cáo về trường hợp suy tim và tụt huyết áp, nên cần được giám sát chặt chẽ khi dùng dihydropyridin và carvedilol. 

Nitrat 

Tăng tác dụng hạ huyết áp. 

Glycosid tim

Carvedilol làm tăng nồng độ digoxin khi uống cùng một lúc. 

Thuốc chống cao huyết áp khác

Carvedilol có thể làm tăng tác dụng của thuốc hạ huyết áp khác (đối kháng al-receptor) và các thuốc có tác dụng phụ hạ huyết áp khi dùng đồng thời như barbiturat, phenothiazin, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc giãn mạch và rượu. 

Cyclosporin 

Sự tăng nồng độ cyclosporin đã được phát hiện sau khi bắt đầu điều trị bằng carvedilol ở 21 bệnh nhân ghép thận bị thải ghép mạn tính. 

Thuốc trị đái tháo đường bao gồm insulin

Hiệu quả hạ đường huyết của insulin và các thuốc trị đái tháo đường đường uống có thể tăng lên. 

Clonidin

Trong trường hợp ngưng cả carvedilol và clonidin, carvedilol nên ngưng vài ngày trước khi từng bước ngưng clonidin. 

Thuốc gây mê dạng hít

Cần thận trọng trong trường hợp dùng chung với thuốc gây mê do hiệp lực, làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp. 

NSAIDs, estrogen va corticosteroid

Tác dụng hạ huyết áp của carvedilol bị giảm do gây giữ muối, nước. 

Thuốc cảm ứng hay ức chế enzym cytochrome P450 

Rifampicin, barbiturat, cimetidin, ketoconazol, fluoxetin, haloperidol, verapamil, erythromycin: theo dõi chặt chẽ trong khi điều trị đồng thời với carvedilol. 

Rifampicin làm giảm nồng độ trong huyết tương của carvedilol khoảng 70%. 

Cimetidin làm tăng AUC khoảng 30% nhưng không thay đổi Cmax. 

Thuốc cường giao cảm alpha và beta 

Có nguy cơ cao huyết áp và nhịp tim chậm quá mức. 

Ergotamin 

Gia tăng sự co mạch. 

Thuốc ức chế thần kinh cơ

Gia tăng ức chế thần kinh cơ.

Bảo quản

Nhiệt độ không quá 30°C.

Bình Luận