Những sai lầm cơ bản trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân

Ý thức chăm sóc sức khỏe của người dân Việt Nam đã được nâng cao hơn rất nhiều, đặc biệt là sau dịch Covid 19. Tuy nhiên vẫn có một số người mắc phải những sai lầm cơ bản trong việc cải thiện sức khỏe, ảnh hưởng đến sự phát triển  thể lực và trí tuệ của bản thân.

Giảm cân thiếu kiểm soát

Phần lớn nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vì áp dụng phương pháp giảm cân thiếu khoa học. Điều đó không chỉ khiến bạn mất đi lượng cơ bắp vốn có trước đó, mà còn làm chậm quá trình trao đổi chất. Kết quả là cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng.

Giảm cân khoa học sẽ không tổn hại đến sức khỏe

Vì thế, bạn cần trang bị cho mình kiến thức về giảm cân khoa học trước khi bắt đầu. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các chế độ ăn uống như Keto, Eat Clean, Low Carbs,... trong quá trình giảm cân để hạn chế gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Ít kiểm tra sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được điều đó. Đa số người Việt chỉ kiểm tra sức khỏe khi họ cảm thấy cơ thể không ổn, vì thế khả năng chữa trị lành bệnh thường rất thấp.

 

Đi khám định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị kịp thời các căn bệnh mãn tính nguy hiểm đến mạng sống. Đồng thời, nó còn giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí chữa bệnh. Hiện nay, nhiều bệnh viện đều có gói khám sức khỏe định kỳ với chi phí hợp lý. Bạn có thể tham khảo giá cả trên website của các bệnh viện lớn, uy tín. Đây là phương pháp tốt nhất để mỗi người có thể tự bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ

Coi thường việc tập thể dục

Ít tập thể dục thường có tác hại khôn lường, nhất là hình thành nên các bệnh lý mãn tính. Cụ thể, bạn dễ bị tiểu đường, đột quỵ, hay cả ung thư,... Vì vậy mà luyện tập thường xuyên là điều vô cùng cần thiết cho mọi người.

 

Chia sẻ về lợi ích khi tập thể dục, ThS.BS Vũ Thị Tuyết Mai (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park) cho biết, tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn phòng ngừa các căn bệnh mãn tính. Ngoài ra, bạn còn cải thiện được sức khỏe tinh thần của mình. Cụ thể là làm giảm đi chứng đau nửa đầu, trầm cảm, khó ngủ.

Tập thể dục thường xuyên sẽ cải thiện sức khỏe

Để bắt đầu, bạn hãy dành ra 30 phút/ngày với các bài tập có cường độ trung bình trở lên, và duy trì với tần suất 5 ngày/tuần. Khi cơ thể đã được làm quen, bạn có thể nâng cao mức độ và thời gian tập sao cho phù hợp với thể trạng của bản thân. Như vậy thì dù có bận rộn đến đâu, bạn vẫn có thể duy trì thói quen này.

Lơ là các dấu hiệu bệnh tim mạch

Các bệnh tim mạch được xem là "sát thủ thầm lặng" vì chúng có biểu hiện rất bình thường. Cũng chính vì vậy, không ít người đã mất mạng khi xem nhẹ các dấu hiệu của căn bệnh này.

Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh tim mạch mà bạn cần chú ý đến:

  • Đau ngực nghĩ do tim
  • Đánh trống ngực
  • Cảm thấy hoa mắt chóng mặt
  • Ngất xỉu và mất ý thức
  • Mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày
  • Có triệu chứng khó thở

Không nên xem nhẹ dấu hiệu bệnh tim mạch

Chế độ ăn uống thiếu hợp lý

Theo Tiến sĩ Hồ Thu Mai (Trưởng Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Vinmec), phần lớn các căn bệnh mãn tính thường gặp đều do chế độ dinh dưỡng không hợp lý tạo thành. Chính vì thế, thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh là một trong những yếu tố quan trọng để chăm sóc sức khỏe.

 

Đầu tiên, bạn phải hiểu được mức năng lượng mà cơ thể bạn cần trong một ngày. Tiếp đến, bạn phải đảm bảo tính cân đối và đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Cụ thể, bạn cần phải ăn từ 15-20 loại thực phẩm trong một ngày. Và trong mỗi bữa ăn đều phải cung cấp đủ 4 nhóm chất là tinh bột (đường, Glucid), đạm (Protein, Protid), chất béo (Lipid), vitamin và khoáng chất. Trong đó, Protid chiếm 12-14%, Lipid khoảng 20-30% và Glucid từ 56-68% cho mỗi lần ăn.

Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm chất

Hấp thụ quá nhiều đường

Đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu để cơ thể hoạt động và để não bộ tư duy. Tuy nhiên, hấp thụ quá nhiều đường sẽ khiến bạn đối mặt với những hậu quả sức khỏe đáng tiếc.

 

Theo nghiên cứu của trường Đại học Y UCLA (Mỹ), quá trình hoạt động và ghi nhớ của não sẽ bị cản trở nếu tiêu thụ quá nhiều đường. Ngoài ra, đường huyết quá cao có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như suy thận, mù lòa…

 

Bạn có thể thay thế đường bằng các sản phẩm khác như mật ong, đường dừa,...để cải thiện sức khỏe. Dù vậy, bạn nên sử dụng chúng có điều độ, vì các sản phẩm này có chứa fructose gây hại cho cơ thể.

Hấp thụ quá nhiều đường không tốt cho sức khỏe

Tổng kết

Chăm sóc sức khỏe là việc không bao giờ dễ dàng, nhất là với lối sống bận rộn hiện nay. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho bạn đọc để có thể xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, an toàn. 

 

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.